Trời chuyển qua mùa Đông. Hơi lạnh tràn về từng góc
phố nhỏ khiến cho nỗi cô đơn càng dài rộng vì vơi bớt số người qua lại.
Tôi nép mình co ro trong tấm áo của mùa đông cũ, tấp vào một quán ven
đường, tìm hơi ấm từ li trà nóng của bà cụ bán nước. Quán vẫn thế, như
đã trụ lại nơi này cả nghìn năm sương gió. Vẫn tĩnh mịch và bình yên lạ
thường. Đến nỗi, ngắm cụ già móm mém nhai trầu, tay thoắn thoắt rót
nước, tôi cứ ngỡ đó là bà tiên bước ra từ truyện cổ tích.
- Này anh, lâu rồi không thấy đi cùng cô ấy.
- Cụ vẫn còn nhớ ạ. – Tôi gãi đầu khe khẽ.
- Tôi tuy già nhưng đầu óc cũng chưa đến nỗi nào… Mà thôi, anh không kể cũng có sao. Tôi còn lạ gì giới trẻ mấy anh chị. Uống đi kẻo nguội…
- Dạ. Con xin cụ.
Thứ hơi ấm từ chén trà xanh tức thì lan tỏa từ bàn tay xuống đến hầu họng rồi làm tê liệt dạ dày. Một tiếng xuýt xoa thở dài. Rồi mọi thứ lại trở về bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra. Tôi thò tay vào túi áo tiếp tục ủ ấm tay mình. Còn bà cụ chuyển qua tiếp một vị khách mới. Anh ta bước vào với vẻ mặt lạnh lẽo, u buồn đến sợ. Không biết có chuyện gì xảy ra nhưng tự dưng tôi thấy gã cũng cô đơn chẳng kém mình. Phải rồi, những gã trai quán xá, thường xuyên làm bạn với trà đá, kẹo lạc có mấy kẻ không thuộc loại chùn chân, lạc lối…
Ngày… tháng… năm…
Cây bàng chiều nay đã trút sạch lá. Thân cây trơ chọi, khẳng khiu vươn những cành mỏng manh, khô khốc ôm lấy bầu trời. Lại là tôi một mình sải bước trên con đường thân thuộc. Áo khoác dày thêm một lớp, tim lạnh thêm vài độ. Có lẽ là vì người ta quá nhỏ bé trước thiên nhiên. Cũng có thể là cô đơn quá lâu khiến người ta ảo tưởng rằng vạn vật cũng cô đơn giống mình. Lí lẽ nào chăng nữa, tôi vẫn chỉ mình tôi. Những nẻo đường tôi đi không còn một bàn tay đủ ấm để nắm chặt.
Quán nước hôm nay cũng không có người. Bà cụ hôm nay treo biển nghỉ bán. Phải, cũng do trời quá lạnh, ở cái tuổi thất thập cổ lai hi của cụ, con cháu chắc không đành lòng để cụ bươn trải giữa tiết trời giá lạnh. Dù rằng, tôi vẫn biết, mấy mươi năm qua, cụ đã gắn bó với góc nhỏ ấy như thế nào. Và tôi vẫn tin cụ luôn yêu thích việc ngồi đó, sẻ chia cùng những người qua đường những mẩu chuyện vụn vặt đời thường hơn là khép mình trong nếp nhà vắng vẻ. Nhưng tôi lại không có lòng tin vào việc một ngày nào đó, ai đó sẽ cùng tôi ngồi lại nơi quán xá ấy. Kể cả việc người đó có gắn bó với nơi này đến mức nào. Bởi, khi người ta tìm được thứ hạnh phúc mới mẻ và thú vị hơn, họ sẽ nhanh chóng phủ nhận được tất cả những kí ức đã thuộc về quá khứ.
Rồi một hôm nào đó, quán nước sẽ mở cửa trở lại. Bà cụ nhai trầu móm mém lại hỏi lại tôi câu hỏi cũ: “Sao anh không đưa cô ấy tới đây nữa?”. Và, tôi lại đành khất câu trả lời cho một dịp khác. Có những thắc mắc ứ quẩn quanh tựa như việc tôi không biết phải trả lời câu hỏi đó như thế nào cho phù hợp…
Trời vào cuối Đồng, mưa phùn ướt át. Tìm một chỗ trú chân cho đỡ lạnh đã khó, tìm chỗ trú cho một con tim đang đông cứng vì lâu lắm rồi chưa có thứ tình cảm nào đủ ấm để làm cho tan chảy càng khó hơn.
Qua ngần ấy thời gian của một cuộc tình dĩ vãng, tôi cũng đã chọn quen thêm những người bạn mới. Nhưng, bằng cách nào đó, hình bóng người cũ đã trở thành một vết hằn khó mờ phai. Tôi không đủ can đảm để bước qua mùa đông trong nội tâm mà mở lòng với một người khác. Sợ rằng, mùa đông đã ru tim mềm ngủ quá kĩ không biết khi nào mới thức dậy đón những điều tươi mới.
Người buồn. Phố buồn. Nỗi nhớ nằm yên nơi ngực trái như một tảng băng trôi lãng đãng. Tôi không biết mình đang kiếm tìm gì ở những ngã rẽ xung quanh. Chờ đợi làm gì khi biết chắc một sự thật: “AI ĐÓ KHÔNG TRỞ VỀ.”
Tôi đang cố chấp không đối mặt với hiện thực hoặc là tôi đang không mở cửa cho tương lai?
Ngày… tháng… năm…
Trời ấm dần lên. Chả mấy nữa là lập xuân. Trên những thân cây đã bắt đầu xuất hiện những lộc non mơn mởn. Chỉ đợi mưa xuân nữa thôi là đủ cho người ta háo hức đó chờ những ngày Tết đoàn viên sum họp.
Nhắc đến đó, thảng hoặc, tôi lại nhớ về em. Nhớ cái lần hẹn hò nơi vườn đào Nhật Tân đã hẹn ước những gì dưới những nhành hoa thắm. Nhớ những buổi cùng em sắm đồ ăn Tết. Mới đấy mà ngỡ xa xôi lắm…
Hôm nay, quán nước đã mở cửa lại. Vẫn thấy bà cụ đon đả mời vào thưởng trà. Vị trà không có gì thay đổi, đắng đắng đầu lưỡi nhưng ở tận cùng của xị giác thì thanh mát và ngòn ngọt. Thấy mừng vì vẫn được uống lại thứ nước trà tinh khiết ấy. Mừng vì cụ vẫn ở đây tiếp dăm ba câu chuyện dở dang của kẻ cô đơn. Nhưng lại lo lo, nhỡ đâu, cụ đặt lại câu hỏi cũ thì biết làm sao? Ấy thế mà cụ hỏi thật, chỉ là biến tấu từ ngữ.
- Vẫn chưa đem cô gái nào khác đến cho già này xem mặt à?
- Con vẫn nhàng nhàng thế thôi cụ ạ. – Câu trả lời của tôi không ăn khớp cho lắm.
- Mau mau đi thôi, anh đâu còn cái tuổi để chập chững bước vào đời nữa đâu. Mấy mươi năm cuộc đời, đừng hoang phí!
- Dạ. Cụ dạy phải!
- Anh cứ ngồi đó đớp từng lời của cụ thì đến bao giờ cụ mới được ăn cỗ.
Lời của cụ là thứ kinh nghiệm đúc rút của những người từng trải. Từng chữ đều khiến kẻ học đạo dởm đời như tôi thấy đáng suy nghĩ. Tự nhiên, tôi nhận ra, mình đã ngủ quên trong quá khứ quá lâu rồi. Thực lòng, khi người ta lười chuyển động về nghĩa này hay nghĩa khác thì tâm trí và tình cảm đều trở nên biếng lười, không còn đủ minh mẫn để làm những điều thiết thực.
Tôi ở mãi đây làm gì nhỉ? Người ấy đâu có về lại. Mà có thì cũng đã là người dưng qua đường chứ chẳng phải “người thương ngược lối”…
Ngày…tháng…năm…
Thời gian chuyển mình lặng lẽ. Mỗi nhịp bước đều thấy mình cần quí trọng hơn. Có cảm giác nắng ấm của mùa xuân đã đủ độ để gọi chim én từ phương Nam trở về. Vạn vật bừng tỉnh. Không rõ đó có phải nguyên do mà trái tim đang ngủ quên của tôi giật mình thức giấc sớm nay khi thấy bóng người lạ qua đường?
Ngày…tháng…năm…
Lạ rồi thành quen. Quen rồi thân thiết. Tôi và người mới giờ đã có thể trao nhau những cái nắm tay không còn gượng ngùng. Tôi dắt cô gái vào quán quen cùng nghỉ chân uống nước, không lo sợ bất kì sự dò xét nào.
- Nhà anh tốt phúc, kiếm cô gái này ở đâu ra vừa hiền vừa xinh!
- Con cảm ơn cụ. Cụ xem cuối năm con cưới có được không cụ?
- Anh này! Đùa ghê quá!
- Được. Được. Năm nay hợp tuổi đấy. – Cụ khẳng định như đinh đóng cột còn tôi mừng thầm trong bụng.
- Cụ bỏ quá. Anh ấy đùa đấy cụ ạ. Bố mẹ con nào đã cho phép. – Cô người yêu bé nhỏ nũng nịu. Má đỏ hây hây đáng yêu vô cùng.
- Rồi gia đình sẽ sớm đồng ý thôi. Cô đừng lo. Thanh xuân cũng đã đến độ chín chắn cả rồi
- Này anh, lâu rồi không thấy đi cùng cô ấy.
- Cụ vẫn còn nhớ ạ. – Tôi gãi đầu khe khẽ.
- Tôi tuy già nhưng đầu óc cũng chưa đến nỗi nào… Mà thôi, anh không kể cũng có sao. Tôi còn lạ gì giới trẻ mấy anh chị. Uống đi kẻo nguội…
- Dạ. Con xin cụ.
Thứ hơi ấm từ chén trà xanh tức thì lan tỏa từ bàn tay xuống đến hầu họng rồi làm tê liệt dạ dày. Một tiếng xuýt xoa thở dài. Rồi mọi thứ lại trở về bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra. Tôi thò tay vào túi áo tiếp tục ủ ấm tay mình. Còn bà cụ chuyển qua tiếp một vị khách mới. Anh ta bước vào với vẻ mặt lạnh lẽo, u buồn đến sợ. Không biết có chuyện gì xảy ra nhưng tự dưng tôi thấy gã cũng cô đơn chẳng kém mình. Phải rồi, những gã trai quán xá, thường xuyên làm bạn với trà đá, kẹo lạc có mấy kẻ không thuộc loại chùn chân, lạc lối…
Ngày… tháng… năm…
Cây bàng chiều nay đã trút sạch lá. Thân cây trơ chọi, khẳng khiu vươn những cành mỏng manh, khô khốc ôm lấy bầu trời. Lại là tôi một mình sải bước trên con đường thân thuộc. Áo khoác dày thêm một lớp, tim lạnh thêm vài độ. Có lẽ là vì người ta quá nhỏ bé trước thiên nhiên. Cũng có thể là cô đơn quá lâu khiến người ta ảo tưởng rằng vạn vật cũng cô đơn giống mình. Lí lẽ nào chăng nữa, tôi vẫn chỉ mình tôi. Những nẻo đường tôi đi không còn một bàn tay đủ ấm để nắm chặt.
Quán nước hôm nay cũng không có người. Bà cụ hôm nay treo biển nghỉ bán. Phải, cũng do trời quá lạnh, ở cái tuổi thất thập cổ lai hi của cụ, con cháu chắc không đành lòng để cụ bươn trải giữa tiết trời giá lạnh. Dù rằng, tôi vẫn biết, mấy mươi năm qua, cụ đã gắn bó với góc nhỏ ấy như thế nào. Và tôi vẫn tin cụ luôn yêu thích việc ngồi đó, sẻ chia cùng những người qua đường những mẩu chuyện vụn vặt đời thường hơn là khép mình trong nếp nhà vắng vẻ. Nhưng tôi lại không có lòng tin vào việc một ngày nào đó, ai đó sẽ cùng tôi ngồi lại nơi quán xá ấy. Kể cả việc người đó có gắn bó với nơi này đến mức nào. Bởi, khi người ta tìm được thứ hạnh phúc mới mẻ và thú vị hơn, họ sẽ nhanh chóng phủ nhận được tất cả những kí ức đã thuộc về quá khứ.
Rồi một hôm nào đó, quán nước sẽ mở cửa trở lại. Bà cụ nhai trầu móm mém lại hỏi lại tôi câu hỏi cũ: “Sao anh không đưa cô ấy tới đây nữa?”. Và, tôi lại đành khất câu trả lời cho một dịp khác. Có những thắc mắc ứ quẩn quanh tựa như việc tôi không biết phải trả lời câu hỏi đó như thế nào cho phù hợp…
Trời vào cuối Đồng, mưa phùn ướt át. Tìm một chỗ trú chân cho đỡ lạnh đã khó, tìm chỗ trú cho một con tim đang đông cứng vì lâu lắm rồi chưa có thứ tình cảm nào đủ ấm để làm cho tan chảy càng khó hơn.
Qua ngần ấy thời gian của một cuộc tình dĩ vãng, tôi cũng đã chọn quen thêm những người bạn mới. Nhưng, bằng cách nào đó, hình bóng người cũ đã trở thành một vết hằn khó mờ phai. Tôi không đủ can đảm để bước qua mùa đông trong nội tâm mà mở lòng với một người khác. Sợ rằng, mùa đông đã ru tim mềm ngủ quá kĩ không biết khi nào mới thức dậy đón những điều tươi mới.
Người buồn. Phố buồn. Nỗi nhớ nằm yên nơi ngực trái như một tảng băng trôi lãng đãng. Tôi không biết mình đang kiếm tìm gì ở những ngã rẽ xung quanh. Chờ đợi làm gì khi biết chắc một sự thật: “AI ĐÓ KHÔNG TRỞ VỀ.”
Tôi đang cố chấp không đối mặt với hiện thực hoặc là tôi đang không mở cửa cho tương lai?
Trời ấm dần lên. Chả mấy nữa là lập xuân. Trên những thân cây đã bắt đầu xuất hiện những lộc non mơn mởn. Chỉ đợi mưa xuân nữa thôi là đủ cho người ta háo hức đó chờ những ngày Tết đoàn viên sum họp.
Nhắc đến đó, thảng hoặc, tôi lại nhớ về em. Nhớ cái lần hẹn hò nơi vườn đào Nhật Tân đã hẹn ước những gì dưới những nhành hoa thắm. Nhớ những buổi cùng em sắm đồ ăn Tết. Mới đấy mà ngỡ xa xôi lắm…
Hôm nay, quán nước đã mở cửa lại. Vẫn thấy bà cụ đon đả mời vào thưởng trà. Vị trà không có gì thay đổi, đắng đắng đầu lưỡi nhưng ở tận cùng của xị giác thì thanh mát và ngòn ngọt. Thấy mừng vì vẫn được uống lại thứ nước trà tinh khiết ấy. Mừng vì cụ vẫn ở đây tiếp dăm ba câu chuyện dở dang của kẻ cô đơn. Nhưng lại lo lo, nhỡ đâu, cụ đặt lại câu hỏi cũ thì biết làm sao? Ấy thế mà cụ hỏi thật, chỉ là biến tấu từ ngữ.
- Vẫn chưa đem cô gái nào khác đến cho già này xem mặt à?
- Con vẫn nhàng nhàng thế thôi cụ ạ. – Câu trả lời của tôi không ăn khớp cho lắm.
- Mau mau đi thôi, anh đâu còn cái tuổi để chập chững bước vào đời nữa đâu. Mấy mươi năm cuộc đời, đừng hoang phí!
- Dạ. Cụ dạy phải!
- Anh cứ ngồi đó đớp từng lời của cụ thì đến bao giờ cụ mới được ăn cỗ.
Lời của cụ là thứ kinh nghiệm đúc rút của những người từng trải. Từng chữ đều khiến kẻ học đạo dởm đời như tôi thấy đáng suy nghĩ. Tự nhiên, tôi nhận ra, mình đã ngủ quên trong quá khứ quá lâu rồi. Thực lòng, khi người ta lười chuyển động về nghĩa này hay nghĩa khác thì tâm trí và tình cảm đều trở nên biếng lười, không còn đủ minh mẫn để làm những điều thiết thực.
Tôi ở mãi đây làm gì nhỉ? Người ấy đâu có về lại. Mà có thì cũng đã là người dưng qua đường chứ chẳng phải “người thương ngược lối”…
Thời gian chuyển mình lặng lẽ. Mỗi nhịp bước đều thấy mình cần quí trọng hơn. Có cảm giác nắng ấm của mùa xuân đã đủ độ để gọi chim én từ phương Nam trở về. Vạn vật bừng tỉnh. Không rõ đó có phải nguyên do mà trái tim đang ngủ quên của tôi giật mình thức giấc sớm nay khi thấy bóng người lạ qua đường?
Lạ rồi thành quen. Quen rồi thân thiết. Tôi và người mới giờ đã có thể trao nhau những cái nắm tay không còn gượng ngùng. Tôi dắt cô gái vào quán quen cùng nghỉ chân uống nước, không lo sợ bất kì sự dò xét nào.
- Nhà anh tốt phúc, kiếm cô gái này ở đâu ra vừa hiền vừa xinh!
- Con cảm ơn cụ. Cụ xem cuối năm con cưới có được không cụ?
- Anh này! Đùa ghê quá!
- Được. Được. Năm nay hợp tuổi đấy. – Cụ khẳng định như đinh đóng cột còn tôi mừng thầm trong bụng.
- Cụ bỏ quá. Anh ấy đùa đấy cụ ạ. Bố mẹ con nào đã cho phép. – Cô người yêu bé nhỏ nũng nịu. Má đỏ hây hây đáng yêu vô cùng.
- Rồi gia đình sẽ sớm đồng ý thôi. Cô đừng lo. Thanh xuân cũng đã đến độ chín chắn cả rồi
Tag :
chuyện hay
0 The Hoang "Chắc Ai Đó Sẽ Không Trở Về"